Q.Tôi
có thể gia hạn thời gian cư trú được không?
A.
Trường hợp muốn tiếp tục sống tại Nhật Bản với cùng một tư
cách cư trú đang có thì có thể làm thủ tục xin gia hạn thời gian cư trú.
Có thể
nộp đơn xin gia hạn thời gian cư trú từ 3 tháng trước khi tư cách cư trú hiện có
hết hạn.
Vui lòng tham khảo “Bản hướng dẫn thủ tục gia hạn thời gian cư trú và
đổi mới tư cách cư trú” của Bộ Tư Pháp.
Q. Vợ chồng chúng tôi là người ngoại quốc sống tại Nhật Bản.
Chúng tôi mới sinh con. Xin cho biết chúng tôi cần phải làm thủ tục nào?
A.
<Làm thủ tục khai sinh> @ Chính quyền địa phương nơi cư trú
Trong vòng 14 ngày sau khi sinh phải làm giấy khai sinh tại quầy tiếp tiếp nhận chính
quyền địa phương nơi cư trú.
Căn
cứ vào giấy khai sinh, chính quyền địa phương sẽ cấp giấy đăng ký cư trú (Jumin-hyo)
theo địa chỉ cư trú và ghi chú “cư dân mới sinh”(Trong vòng 30 ngày kể từ ngày sinh, trường hợp không nộp đơn xin
tư cách cư trú thì giấy đăng ký cư trú sẽ bị xóa)
<Nộp đơn xin cấp hộ chiếu> @ Các Đại sứ quán tại Nhật
Hãy nộp đơn xin cấp hộ chiếu và giấy khai sinh cho Đại sứ
quán tại Nhật của nước mà đứa bé mang quốc tịch.
Việc xin hộ chiếu có thể tiến
hành sau khi nộp đơn xin tư cách cư trú.
<Xin cấp tư cách cư trú> @
Sở quản lý xuất nhập cảnh địa phương nơi
cư trú
Trong trường hợp cả cha mẹ đều là người ngoại quốc, cần phải
nộp đơn để nhận tư cách cư trú cho đứa bé vì bé cũng sẽ mang quốc tịch ngoại quốc.
Trong vòng 30 ngày kể từ khi sinh, hãy đến Sở quản lý xuất nhập cảnh địa phương
nơi cư trú để nộp đơn này.
Ngoài ra, trong vòng 60 ngày từ khi được sinh, nếu đứa
bé xuất cảnh ra khỏi Nhật thì không cần nộp đơn xin tư cách cư trú.
(Trừ trường
hợp xin giấy phép tái nhập quốc (kể cả trường hợp được xem là tái nhập quốc đặc biệt)
trước khi đi ra nước ngoài).
※ Những giấy tờ cần thiết khi xin tư cách cư trú:
・Đơn xin phép nhận tư cách cư trú
・Những giấy tờ chứng nhận thực sự sinh đẻ (giấy chứng minh
tiếp nhận giấy khai sinh, sổ tay mẹ con.v.v.)
・Bản sao giẩy đăng ký có ghi toàn thể gia đình, kể cả em bé.
・Bản chính hộ chiếu của em bé(có thể nộp sau)
・Bản sao hộ chiếu và thẻ cư trú của cha mẹ
・Những giấy tờ chứng minh thu nhập và nghề nghiệp của người
bảo hộ thí dụ như cha mẹ
(giấy chứng nhận đang làm việc, Giấy chứng nhận thuế cư trú hoặc giấy chứng nhận số tiền thuế cư trú đã đóng)
Q. Khi
nào cần có giấy phép làm việc ngoài tư cách
A.
Phạm
vi hoạt động của người nước ngoài tại Nhật Bản được qui định bởi tư cách lưu
trú.
Các hoạt động để điều hành một doanh nghiệp mang đến thu nhập
mà không thuộc diện của tư cách
cư trú hiện tại , hay là
khi tiến hành trả công thì cần có [giấy phép làm việc ngoài cư trú]
Q. Tôi có thời gian cư trú dài hạn. Xin cho biết tôi cần làm
những thủ tục gì khi về nước một thời gian?
Trường hợp những người cư trú trung và dài hạn, sau khi về
nước một thời gian, muốn được tái nhập cảnh vào Nhật Bản với cùng một tư cách
như trước đó, thì tùy vào thời gian xuất cảnh mà có 2 phương pháp như sau:
<Trường hợp thời gian xuất cảnh trong vòng 1 năm>
Công dân nước ngoài có hộ
chiếu và thẻ cư trú còn hiệu lực (với những người có tư cách vĩnh trú đặc biệt
thì là giấy chứng minh vĩnh trú nhân đặc định), sau khi xuất cảnh trong vòng 1
năm, (※Nếu khi xuất cảnh mà kỳ hạn cư trú còn
dưới 1 năm, thì được xuất cảnh đến kỳ hạn cư trú đó. Với người vĩnh trú đặc
đặc định thì là trong vòng 2 năm).Nếu tái nhập cảnh cùng tình trạng cư trú, có
thể làm thủ tục tại sân bay. Theo quy chế này thì người xuất cảnh không thể gia
hạn thời gian hiệu lực tại nước ngoài. Vì vậy, nếu trong vòng 1 năm không nhập cảnh lại sẽ bị mất tư cách lưu trú.
< Trường hợp xuất cảnh quá 1 năm ( Người vĩnh trú đặc biệt
là 2 năm)>
Trước khi xuất cảnh, quý vị có thể nhận “giấy phép tái nhập
cảnh” tại các chi nhánh quản lý cư trú xuất nhập cảnh gần nhất.
Thời hạn của giấy phép tái nhập cảnh tối đa là “5 năm” (người
vĩnh trú đặc biệt là 6 năm).
Để biết thêm chi tiết vui lòng xem tại trang web HB Bộ Tư
Pháp
Bộ Tư Pháp [Đơn xin cấp lại giấy phép nhập cảnh]
http://www.moj.go.jp/ONLINE/IMMIGRATION/16-5.html
Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và cư trú「Giấy phép
tái nhập cảnh」
http://www.immi-moj.go.jp/tetuduki/zairyuu/sainyukoku.html
Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và cư trú「Được coi là tái nhâp cảnh」
http://www.immi-moj.go.jp/re-ed/index.html
Q.[Với bằng cấp làm việc như : kỹ thuật /trí tuệ nhân
văn/giao dịch quốc tế. Sau khi làm việc cho công ty được 3 năm, tôi đã nghỉ việc
và muốn chuyển sang công việc khác. Xin cho biết tôi cần phải làm những
thủ tục gì?
A.
Trường hợp người cư trú
với tư cách lao động “kỹ thuật, tri thức nhân văn, giao dịch quốc tế” v.v, khi chuyển việc làm thì trong vòng 14 ngày, cần phải “nộp đơn” cho Cục
quản lý xuất nhập cảnh. Ngoài ra, công ty mà người đó trực thuộc cũng cần
phải nộp đơn trong vòng 14 ngày. Để cho việc làm thủ tục gia hạn đổi mới được
suôn sẻ, có thể nộp đơn xin “giấy chứng nhận tư cách lao động”, xác
nhận việc làm ở nơi làm việc mới có phù hợp với tư cách lưu trú hiện tại không.
Nếu có giấy chứng nhận này, khi người chủ việc làm mới thuê nhân công là người
ngoại quốc, họ có thể xác nhận trước rằng tư cách cư trú trước khi đổi việc có
phù hợp với nội dung việc làm sau này hay không. Giấy chứng nhận này được phát
hành chỉ khi người nộp đơn muốn được cấp cho nên không có tính chất bắt buộc
Q. Muốn
xin visa vĩnh trú cần
có những điều kiện gì?
A.
Xin hãy xem
“Hướng dẫn về xin giấy phép vĩnh trú” ở trang Web của Bộ Tư Pháp
<Điều kiện>
Hành vi tốt
Phải có tài sản hoặc nghề nghiệp đủ để sống tự lập,
(3) Tư cách vĩnh trú của người đó phù hợp với lợi ích của nước
Nhật.
Hướng dẫn về xin giấy phép vĩnh trú và những ví dụ về các
trường hợp được cấp hoặc không được cấp giấy phép vĩnh trú, được thông báo tại Bộ
Tư Pháp.
“Hướng dẫn về xin giấy phép vĩnh trú” Bộ Tư Pháp:
http://www.moj.go.jp/nyuukokukanri/kouhou/nyukan_nyukan50.html
“Hướng dẫn xin giấy phép vĩnh trú cho những người được công
nhận là có cống hiến cho nước Nhật”:
http://www.moj.go.jp/nyuukokukanri/kouhou/nyukan_nyukan36.html
“Những ví dụ về các trường hợp được phép và không được phép
vĩnh trú nhờ những cống hiến cho nước Nhật”:
http://www.moj.go.jp/nyuukokukanri/kouhou/nyukan_nyukan16.html